Thời điểm giao mùa cũng là lúc các bậc phụ huynh trăn trở mỗi khi con bị ốm, sốt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ba mẹ mắc những sai lầm phổ biến khi chăm con bị ốm, sốt như: dùng tay đo nhiệt độ, lạm dụng thuốc hạ sốt,…
Sốt không phải là bệnh, đó là trạng thái cơ thể chủ động tăng thân nhiệt do trung tâm điều hòa nhiệt bị tác động bởi những nhân tố được gọi là chất gây sốt và mang đến kết quả tăng sản nhiệt kết hợp giảm thân nhiệt. Do đó, sốt là phản ứng thích ứng toàn thân có tính chất bảo vệ, giúp hạn chế quá trình nhiễm khuẩn, virus của cơ thể.
Dưới đây là 3 sai lầm phổ biến nhất mà các bậc phụ huynh thường gặp khi chăm sóc trẻ ốm, sốt. Cụ thể:
Nhiều bậc phụ huynh vì quá lo lắng khi thấy con bị sốt (dù ở mức độ nhẹ) nên cho con dùng thuốc để nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc lạm dụng thuốc sẽ ảnh hưởng đến gan và nếu như không thực hiện theo chỉ định của bác sĩ mà cứ cho bé dùng sẽ khiến con bị ngộ độc, cũng như gặp một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, mẹ cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc khi con sốt cao từ 38,5 độ với thời gian sử dụng cách nhau 4 – 6 giờ.
Trẻ bị sốt thường sẽ tăng nhiệt độ toàn thân. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, nhiệt độ tăng cao ở vùng trán còn tay chân lạnh khiến cho việc đo nhiệt độ bằng tay là không chính xác. Ngoài ra, việc đo chính xác nhiệt độ của cơ thể con giúp các mẹ xác định được mức độ cơn sốt đến đâu để có phương án điều trị phù hợp.
Ba mẹ cũng có thể sử dụng một số loại dụng cụ đo nhiệt độ phổ biến và tiện dụng trên thị trường hiện nay như nhiệt kế hồng ngoại, nhiệt kế điện tử,…
Trẻ có nhiệt độ hậu môn bình thường là 36,5 – 37,5 độ C. Còn nếu như nhiệt độ hậu môn và tai trên 38 độ C, nhiệt độ nách miệng trên 37,5 độ C là đã sốt.
Việc sử dụng nước quá lạnh để chườm hay sắp khăn lạnh cho con để hạ sốt là một trong những sai lầm rất phổ biến hiện nay. Việc chườm nước lạnh, kể cả cho miếng dán hạ sốt vào tủ lạnh rồi đắp cho con cũng khiến trẻ bị nhiễm lạnh, thậm còn có thể bị bỏng lạnh.
Nguyên nhân là vì phần da con đang ở nhiệt độ cao, nên khi tiếp xúc với khăn hay miếng dán hạ sốt quá lạnh sẽ gây ra tình trạng co mạch tại điểm tiếp xúc và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Theo khuyến cáo của Bệnh viện Nhi Trung Ương, khi bé bị sốt ngoài việc uống thuốc hạ sốt theo liều lượng đã chỉ định, ba mẹ nên kết hợp lau người cho bé bằng khăn hoặc khăn hạ sốt thảo dược tại các vùng như trán, nách, bẹn, gan bàn tay, bàn chân, cũng như toàn bộ cơ thể để giúp con giải nhiệt tốt hơn, thay vì chỉ hạ nhiệt độ tại một thời điểm nhất định.
Ngoài việc giúp con giải nhiệt, mẹ cũng nên bổ sung thêm vitamin C, rutin và cho con uống nhiều nước để hạn chế tình trạng mất nước. Đồng thời nếu con tái sốt quá 2 lần mà không cắt hẳn hãy đưa bé đi khám sớm để kịp thời điều trị nhé!