Buồn nôn là biểu hiện phổ biến của người đang mang thai, thế nhưng nôn ra máu thì không hẳn ai cũng gặp phải tình trạng này. Vậy dấu hiệu nôn ra máu có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi hay không?
Nôn nghén là biểu hiện bình thường của những bà mẹ đang mang thai, nhưng việc nôn ra mấy thì không hẳn ai cũng hiểu rõ về vấn đề này.
Nếu bạn gặp tình trạng nôn ra máu thì hãy gọi điện ngay cho bác sĩ. Mặc dù có thể lúc này cơ thể chưa chuyển biến gì nặng nhưng các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn dẫn tới việc nôn ra máu, đồng thời đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp.
Khi thai phụ xảy ra hiện tượng nôn ra máu, có thể sẽ phải trải qua quá trình siêu âm hoặc xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân. Trên thực tế, rất nhiều yếu tố gây ra tình trạng này, ví dụ như:
Khi bạn nôn từ 4 lần trở lên mỗi ngày thì rất có thể mẹ bầu đã mắc phải chứng nôn nghén nặng (HG). Bên cạnh việc nôn ói quá mức, chị em cũng có thể bị chóng mặt, choáng váng, táo bón, sụt cân hoặc mất nước.
Việc thai phụ nôn nghén liên tục có thể làm căng thực quản. Phần niêm mạc bị kích thích khả năng cao sẽ chảy máu.
Vì nồng độ hormone estrogen cùng progesterone trong giai đoạn mang thai sẽ thay đổi nên thai phụ có thể gặp phải triệu chứng khó chịu đó là nướu bị sưng hoặc chảy máu.
Theo các chuyên gia, có tới 80% phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ bị niêm nướu từ trung bình cho tới nặng. Điều này dẫn tới hiện tượng nướu chảy máu, khiến bà bầu nôn nghén ra máu.
Khi mang thai, lượng máu của mẹ bầu sẽ tăng lên để giúp tử cung, nhau thai và thai nhi phát triển, ngay cả những mạch máu bên trong tuyến mũi cũng vậy.
Tuy nhiên, do các mạch máu trong mũi có thành khá mỏng nên không hẳn lúc nào cũng đáp ứng được lượng máu tăng lên đột ngột, điều này đôi khi dẫn tới việc vỡ, dẫn tới tình trạng nôn ói ra máu.
Khi bạn nằm ngửa lúc bị chảy máu mũi, một lượng máu nhỏ có thể chảy từ khoang mũi xuống cổ họng, nơi máu tích tụ. Sau đó, chúng sẽ ra ngoài cùng với chất nôn sau mỗi lần mẹ bầu ốm nghén.
Hầu hết, phụ nữ đang mang thai đều bị hạ huyết áp. Tuy nhiên, nếu trường hợp này xảy ra ngược lại thì đôi lúc cũng sẽ gây ra triệu chứng nôn ói có máu.
Trường hợp này, các mẹ bầu cần được nghỉ dưỡng nhiều hơn để ổn định huyết áp thai kỳ, tránh căng thẳng tinh thần, thường xuyên đến bệnh viện thăm khám.
Chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào minh chứng việc nôn ra máu liên quan tới vấn đề sảy thai. Trên thực tế, dấu hiệu sảy thai hội tụ từ nhiều yếu tố khác nhau như:
Nếu mẹ bầu xuất hiện những dấu hiệu ở trên thì hãy liên hệ ngay cho bác sĩ để tìm ra cách điều trị nhanh chóng, kịp thời.
Thai phụ nghén nôn ra máu có thể sẽ gặp những biến chứng phát sinh như căng thẳng, nghẹt thở, trầm cảm,… Tình trạng mẹ bầu nôn ra máu cần phải xác định được nguyên nhân, từ đó khắc phục và điều trị nhanh chóng.
Bên cạnh đó, khi nôn ra máu nhiều, mẹ bầu cần bổ sung nước qua dịch truyền để cân bằng các chất lỏng bên trong cơ thể. Trường hợp mất máu với số lượng lớn sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm, cần can thiệp bằng những phương pháp như truyền máu, thở oxy, uống thuốc giảm axit dạ dày,…