Ốm nghén ảnh hưởng đến đa số phụ ở 3 tháng đầu thai kỳ. Tình trạng này thường không gây hại cho mẹ hay em bé, nhưng nếu mẹ nôn mửa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến ăn uống, hấp thu chất dinh dưỡng.
Hiện nay, khoa học chưa thể xác định rõ nguyên nhân chính xác của chứng ốm nghén, nhưng nó liên quan mật thiết đến sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ.
Hầu hết những bằng chứng đều chỉ ra các thay đổi nhanh chóng về hormone có thể gây ra trong cơ chế co cơ, thư giãn của dạ dày và ruột rồi dẫn đến cảm giác buồn nôn, nôn.
Các hormone liên quan nhiều nhất đến quá trình này gồm hormone thai kỳ gonadotropin màng đệm ở người, estrogen và progesterone. Nồng độ hormone tuyến giáp bất thường cũng được báo cáo ở phụ nữ bị nôn mửa nghiêm trọng.
Đường tiêu hóa hoạt động chậm lại khi bạn mang thai, từ đó góp phần làm tăng cảm giác buồn nôn, nôn. Đồng thời, những vi khuẩn Helicobacter pylori trong đường ruột có thể gây ra sự phát triển bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Vi khuẩn này tìm thấy với tỷ lệ cao hơn ở bà bầu và nhiều hơn ở phụ nữ bị chứng nghén nặng.
Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, chứng buồn nôn trở nên tồi tệ hơn khi lượng đường trong máu thấp. Bên cạnh đó, phụ nữ dễ buồn nôn do dùng thuốc tránh thai, chứng đau nửa đầu hay say tàu xe.
Với hầu hết phụ nữ, ốm nghén thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ và sẽ hết từ tuần 12 – 14. Biểu hiện ốm nghén gồm có: ăn không ngon, buồn nôn, nôn, ảnh hưởng tâm lý như trầm cảm, lo lắng.
Ốm nghén nặng nhất vào ngày đầu, nhưng cũng có thể diễn ra ở bất kể thời điểm nào trong ngày hay đêm. Một số bà bầu chỉ buồn nôn và nôn vào buổi sáng, nhưng cũng không có ít người nôn liên tục cả ngày.
Một số người còn tăng tiết nước bọt, tăng nhạy cảm với mùi và thay đổi mùi vị của một số thực phẩm.
Hầu hết, ốm nghén không gây hại cho bà bầu, thai nhi. Tuy nhiên, ốm nghén có thể ảnh hưởng đến ăn uống, hấp thu chất dinh dưỡng. Trong khi đó, người mẹ cần được chăm sóc tốt để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé. Sau đây là một số cách ăn uống giúp phụ nữ mang thai giảm ốm nghén.