8 cấm địa bí ẩn “một đi không trở lại” ở Trung Quốc
08/02/2023

Tại Trung Quốc rộng lớn vẫn còn rất nhiều địa điểm bí ẩn khiến chúng ta lạc lối không biết đâu là đường về. Bên cạnh đó, các nơi này còn tồn tại rất nhiều điều kỳ lạ mà cho đến nay khoa học cũng chưa thể giải thích. 

Làng ma Phong Môn

Làng ma Phong Môn1
Làng ma Phong Môn

Làng ma Phong Môn là ngôi làng nằm ở vùng ngoại ô thuộc thành phố Thẩm Dương, Hà Nam, Trung Quốc. Trong ngôi làng này có khoảng 39 căn nhà, hầu hết được làm bằng đá với mái ngói xám xịt đã ngả màu theo thời gian. Ngôi làng được bao quanh bởi núi, sông, nhìn xa xa trông vô cùng an yên và thoải mái. 

Tuy nhiên, ẩn sau vẻ đẹp thơ mộng, bình yên đó là hàng tá những câu chuyện kỳ lạ đến rợn người và cực ám ảnh với bất kỳ ai đến sống ở đây. Nhiều người đã từng ở tại làng Phong Môn cho biết, mỗi khi đi qua làng, họ đều nghe thấy những tiếng động cùng giọng nói kỳ lạ, khiến họ cảm thấy uể oải, chóng mặt. 

Một trong những tin đồn nổi tiếng về làng Phong Môn phải kể đến chiếc ghế ma của một vị Thái sư sống từ đời nhà Thanh, được đặt tại đại viện lớn nhất của làng. Người ta đồn đoán rằng, nếu như bất kỳ ai ngồi lên chiếc ghế đó có thể gặp phải những chuyện đen đuổi, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng. Vì vậy, ngôi làng ma này, hiện bị bỏ hoang và ít ai dám đến sống ở đây. 

Hồ Phàn Dương

Hồ Phàn Dương2
Hồ Phàn Dương

Hồ Phàn Dương là địa điểm nằm tại vùng Giang Tây. Đây là hồ nước ngọt sở hữu diện tích lớn nhất Trung Quốc với chu vi lên đến 1200km, độ sâu dao động khoảng 10-25m. Khi vào mùa mưa, nơi đây luôn chìm trong biển nước với diện tích 4000km2. Nơi này còn được người dân địa phương gọi là “Bermuda của phương Đông”. 

Sở dĩ nó có tên gọi này, bởi trong suốt 60 năm qua, đã có khoảng 200 tàu, thuyền bị chìm trong lòng hồ và ước tính khoảng 1600 người mất tích. Hiện chỉ có hơn 30 người sống sót trở về, nhưng họ đều gặp về vấn đề thần kinh. Hiện nay, hồ Phàn Dương rất ít tàu thuyền nào dám qua lại, giữa mặt hồ vẫn còn tồn tại ngôi tên có tên là Lão Gia không biết được xây dựng từ bao giờ. 

Núi Lục Bàn

Núi Lục Bàn3
Núi Lục Bàn

Núi Lục Bàn là địa danh nằm ở phía Nam tỉnh Ninh Hạ, Trung Quốc. Nơi đây, vô cùng nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, đẹp như một bức tranh thủy mặc. Xưa kia, khu này là địa điểm đóng quân của Thành Cát Tư Hãn, bàn đạp cho việc bành trướng lãnh thổ rộng lớn sau này. 

Tuy nhiên, núi Lục Bàn còn được biết đến với biệt danh Quỷ Môn Quan. Tương truyền nơi đây đi dễ, khó về, một khi đã bị lạc vào bên trong thì chỉ bỏ mạng lại ở đó mà không thể thoát được. Sở dĩ xảy ra điều như vật là bởi vì xung quanh núi luôn được bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc và cản trở tầm nhìn của con người. Ngoài ra, tiếng gió rít vào ban đêm trên núi cũng đủ khiến cho người dũng cảm nhất phải cảm thấy “nổi gai ốc”. 

Hồ Dạ Xoa ở Tây Tạng

Hồ Dạ Xoa ở Tây Tạng4
Hồ Dạ Xoa ở Tây Tạng

Hồ Dạ Xoa là địa danh nằm ở quận Burang, thuộc Ngari, một nhánh được tách ra từ hồ nước ngọt Manasarovar của Tây Tạng. Nơi đây không hề có cá, tôm nào sinh sống, bởi mức độ nhiễm mặn và ô nhiễm khủng khiếp khiến cho nước trong hồ luôn có màu đen. Theo như truyền thuyết, đây từng là nơi sinh sống của Lanka – Vua quỷ 10 đầu, đại diện cho thế lực hắc ám. Người dân địa phương mỗi khi đi qua hồ Dạ Xoa luôn nghe thấy tiếng khóc, tiếng kêu cứu khiến bất cứ ai cũng phải rùng mình. 

Hồ La Bố Bạc

Hồ La Bố Bạc5
Hồ La Bố Bạc

Hồ La Bố Bạc là tên gọi chung cho một nhóm nhỏ chứa nước, nằm giữa sa mạc Taklamakan và Kuruktag thuộc phía Đông khu tự trị Duy Ngô Nghĩ của Tân Cương. Nơi đây từng là địa danh lịch sử, bởi một phần con đường tơ lụa đi qua đây, cũng là nơi tọa lạc thành cổ Lâu Lan. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà địa điểm này chỉ còn một đống hoang tàn, vùng xát muối rộng lớn không có bất kỳ loài sinh vật cư ngụ. 

Năm 1980, có một nhà khoa học đến khảo sát tại Hồ La Bất Bạc và mất tích. 16 năm sau cũng có một nhà khoa học tiếp tục mất tích tại đây. Từ đó, khu vực đã trở thành “cấm địa” không ai dám đặt chân đến. Nhiệt độ ban ngày ở khoảng 70 độ, không động thực vật nào sinh sống được. 

Núi Mạc Can

Núi Mạc Can6
Núi Mạc Can

Núi Mạc Can là địa danh nằm ở huyện Đức Thanh, thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang tại Trung Quốc. Là địa điểm tham quan du lịch được xếp hạng quốc gia, đón lượng lớn du khách tới ngắm phong cảnh vào mỗi năm. Tương truyền nơi đây còn là nơi đã đúc ra cặp kiếm Can Tương – Mạc Tà nổi tiếng. 

Núi Mạc Can có một khu vực đặc biệt và là nơi sinh sống của hàng ngàn loài rắn độc khác nhau. Truyền thuyết kể rằng, khu vực đó từng có con Xà vương đỏ sinh sống, chuyên tấn công những kẻ dám bén mảng vào khu vực này. Do đó, người dân không ai dám lên khu rắn độc của núi để tránh bị chúng tấn công. 

Hồ Mê Hồn trên núi Ngõa Ốc

Hồ Mê Hồn trên núi Ngõa Ốc7
Hồ Mê Hồn trên núi Ngõa Ốc

Núi Ngõa Ốc là một địa danh nằm tại huyện Hồng Nhã của thành phố Mi Sơn, Trung Quốc. Là một địa điểm thắng cảnh nổi tiếng với hồ Mê Hồn nằm trên núi sở hữu cảnh sắc tựa chốn thiên đường. Tuy nhiên, nhiều lời đồn đoán rằng, đây từng là nơi Trương Đạo Lăng – giáo chủ Ngũ Đấu Mễ Giáo sinh sống. Ông ta đã tạo ra vô số cạm bẫy và trận đồ bát quái để tiêu diệt hết quỷ quái, yêu ma trên núi. 

Chính vì thế mà người dân nào cứ đi qua khu vực Mê Hồn trên núi Ngõa Ốc sẽ bị mất phương hướng và la bàn không hoạt động, sương mù dày đặc làm cản trở tầm nhìn. Từ đó, nơi đây được xem rất nguy hiểm, ít người dám bén mảng đến, đặc biệt khi đêm về.

Thung lũng chết ở Côn Lôn

Thung lũng chết ở Côn Lôn8
Thung lũng chết ở Côn Lôn

Núi Côn Lôn là một địa danh cực nổi tiếng tại Trung Quốc. Nơi đây từng xuất hiện trong rất nhiều áng văn chương, cũng như ở các tác phẩm dã sử, tiểu thuyết võ hiệp. Địa điểm chứa nhiều câu chuyện kỳ bí cùng với vô số điều bí ẩn mà con người chưa thể khám phá hết. 

Trên núi Côn Lôn tồn tại một cấm địa, được gọi là Thung lũng chết chưa có lời giải đáp. Bởi lẽ, tại đây xuất hiện nhiều bộ xương động vật chết không rõ từ đâu mà ra. Người dân sống quanh khu vực này tuyệt nhiên không bao giờ cho đàn gia súc của mình đến, bởi họ biết rằng chúng sẽ không bao giờ quay trở về được nữa.