4 kẻ thù âm thầm “đục khoét” thận mỗi ngày
15/07/2024

Bia rượu tuy là “kẻ thù” số một của thận, nhưng bên cạnh đó còn có nhiều thực phẩm tưởng chừng như vô hại lại âm thầm “đục khoét” sức khỏe của cơ quan này mỗi ngày mà chúng ta không hề biết. 

Các món ăn nhiều muối

Thận chịu trách nhiệm trong việc cân bằng nước và muối khoáng trong cơ thể. Ăn thực phẩm nhiều muối trong thời gian dài sẽ làm tăng hàm lượng natri trong máu, khiến cơ quan này phải làm việc khó khăn hơn để loại bỏ khoáng chất này ra khỏi huyết thanh. Kết quả là những người ăn mặn thường có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, gây áp lực lên mạch máu thận, ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận, đồng thời thúc đẩy bệnh thận mạn tính tiến triển. 

Bên cạnh đó, khi tiêu thụ lượng lớn thực phẩm giàu natri còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. Do đó, hạn chế đồ ăn nhiều muối là một phần quan trọng giúp bảo vệ thận và nâng cao sức khỏe toàn diện. Theo khuyến cáo của WHO, người trưởng thành không nên bổ sung quá 2g natri, tương đương với khoảng 5g/ ngày. 

hạn chế đồ ăn nhiều muối là một phần quan trọng giúp bảo vệ thậ
Hạn chế đồ ăn nhiều muối để bảo vệ sức khỏe thận

Nước ngọt có ga

Thực phẩm nhiều đường nói chung và nước ngọt, nhất là nước ngọt có ga nói riêng có thể tàn phá thận nếu dùng quá nhiều. 

Theo Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ, nước ngọt chứa rất nhiều đường, 1 lon nước ngọt 350ml có thể chứa đến 7 muỗng cà phê đường. Trong khi đó, lượng đường tối đa mà một người trưởng thành nên thu nạp mỗi ngày khoảng 5g muỗng cà phê. Còn đối với trẻ nhỏ, con số này là 3 muỗng. 

Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Y khoa Osaka, Nhật Bản cũng chỉ ra rằng, thường xuyên uống 2 lon nước ngọt/ ngày sẽ làm tăng nguy cơ suy thận. Nguyên nhân là vì nước ngọt khi được thu nạp vào cơ thể sẽ đồng thời khiến cho lượng muối trong máu tăng lên, protein ở nước tiểu cũng tăng theo, từ đó dẫn đến suy thận. 

Chưa kể, một chế độ ăn nhiều đồ ngọt còn dễ dẫn tới bệnh tiểu đường – một yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh.

thường xuyên uống 2 lon nước ngọt/ ngày sẽ làm tăng nguy cơ suy thận
Thường xuyên uống 2 lon nước ngọt/ ngày sẽ làm tăng nguy cơ suy thận

Protein động vật

Việc tiêu thụ thực phẩm chứa protein động vật là cần thiết nhưng cần phải điều độ. Nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài, sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất trên cơ thể con người. Trong đó, bao gồm cả việc tăng áp lực lên thận, khiến cơ quan này rơi vào tình trạng “quá tải”. 

Bởi vì chất thải chứa nitơ được tạo ra khi protein bị phân hủy trong cơ thể được đào thải qua nước tiểu. Nếu bạn ăn quá nhiều protein trong chế độ ăn uống, nitơ sẽ bài tiết nhiều hơn, làm tăng gánh nặng và không có lợi cho sức khỏe của thận. Lâu ngày khó tránh khỏi việc thận bị tổn thương, suy giảm chức năng, đồng thời mắc những bệnh tật nguy hiểm. 

Việc tiêu thụ thực phẩm chứa protein động vật là cần thiết nhưng cần phải điều độ

Thực phẩm giàu caffeine 

Caffeine là chất kích thích hệ thần kinh trung ương, được tìm thấy nhiều trong cà phê, trà, đồ uống có ga cùng một số loại thuốc và đồ ăn vặt. Chúng có thể gây hại cho thận nếu tiêu thụ quá nhiều. 

Đầu tiên, thực phẩm giàu caffeine sẽ làm tăng huyết áp, thúc đẩy tổn thương các mao mạch nhỏ li ti bên trong tiểu cầu và suy giảm chức năng lọc máu của chúng. Thứ hai, nó kích thích dạ dày, tăng bài tiết axit, ảnh hưởng đến cân bằng acid-base cơ thể (quá trình mà thận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì). Thứ ba, caffeine làm tăng nồng độ khoáng chất trong nước tiểu như canxi, magie, natri nên nguy cơ hình thành sỏi thận canxi oxalate, khiến suy thận mạn tính tiến triển. 

Đối với những người khỏe mạnh, FDA Hoa Kỳ (Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ) khuyến nghị, các bạn không nên tiêu quá 400mg caffeine, tương đương với 750ml – 1000ml cà phê mỗi ngày.

Không nên tiêu quá 400mg caffeine mỗi ngày

Hãy bảo vệ sức khỏe thận bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng và hạn chế tối đa những thực phẩm “đục khoét” chức năng của cơ quan quan trọng này. Bạn cũng đừng quên theo dõi Tâm sự phụ nữ để tiếp tục cập nhật các bài viết mới nhất về chủ đề “Sống Khỏe” nhé!