Vì sao Tết Đoan Ngọ được gọi là ngày diệt sâu bọ?
22/06/2023

Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch hằng năm) còn được gọi là ngày diệt sâu bọ, đã trở thành ngày Tết truyền thống của người dân Việt Nam. Vậy Tết Đoan Ngọ là gì và có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Tâm sự phụ nữ tìm câu trả lời ngay nhé!

Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm, còn có tên gọi khác là Tết Đoan Dương. Đoan Ngọ (Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là trưa) là bắt đầu giữa trưa, còn Dương là mặt trời, khí dương. Như vậy, Đoan Dương là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. 

Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống của Việt Nam và một số quốc gia Đông Á như: Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,…

Ở Việt Nam, Tết 5/5 thường rơi vào thời điểm nắng nóng kéo dài và sâu bọ xuất hiện nhiều. Cho nên, ngày lễ này còn được gọi là ngày diệt sâu bọ hay giết sâu bọ. 

Tết Đoan Ngọ 2023 rơi vào thứ 5 của ngày 22/6 dương lịch. 

Tết Đoan Ngọ 2023 rơi vào thứ 5 của ngày 22/6 dương lịch1
Tết Đoan Ngọ 2023 rơi vào thứ 5 của ngày 22/6 dương lịch

Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ

Có một câu chuyện được truyền miệng rằng, trước khi người nông dân ăn mừng vụ mùa bội thu thì có một đàn sâu bọ kéo đến phá tan hết mọi thứ. Khi đó có một ông lão đã hướng dẫn mỗi nhà lập một bàn cúng gồm có bánh tro, trái cây rồi ra trước nhà tập thể dục vào giờ Ngọ (12 giờ trưa). 

Người dân làm theo và thật tình cờ khi sâu bọ cũng lần lượt chết hết. Câu chuyện từ đó được lưu truyền rộng rãi nên cứ đến ngày 5/5 âm lịch, người nông dân lại cúng kiếng để diệt sâu bọ. Dần dần tập tục này mở rộng đến cả những vùng thành thị cũng làm theo. 

Vào ngày 5/5 âm lịch, người nông dân cúng kiếng để diệt sâu bọ2
Vào ngày 5/5 âm lịch, người nông dân cúng kiếng để diệt sâu bọ

Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ

Người dân làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ nhằm phát động phong trào bắt sâu bọ và tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng, cầu mong một mùa vụ bội thu. 

Theo quan niệm nhân gian, người dân ăn hoa quả uống rượu nếp vào ngày 5/5 âm lịch là một trong những cách diệt trừ sâu bọ. Vào ngày này, cần phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ và uống một bát rượu nếp cho sâu bọ say, sau đó là ăn trái cây để sâu bọ chết. 

Người dân làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ nhằm3
Người dân làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ nhằm cầu mong một mùa vụ bội thu

Ở nhiều nơi, các gia đình còn có thói quen ăn bánh tro (còn gọi là bánh giò), chè trôi nước, hạt sen,… để diệt trừ bọ và bệnh tật trong người. 

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã biết được sao Việt Nam lại có ngày Tết Đoan Ngọ và ý nghĩa của chúng. Đừng quên theo dõi Tâm sự phụ nữ để cập nhật thêm tin tức hay ho, thú vị nhé!