Tỏi là một gia vị vô cùng phổ biến trong trong nhà bếp với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn không biết kết hợp với một số trường hợp đại kỵ cùng tỏi thì có thể rước thêm bệnh vào người.
Tỏi là loại thực phẩm quen thuộc với chúng ta. Không chỉ được sử dụng để làm gia vị trong món ăn, mà tỏi còn là vị thuốc dân gian với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Thành phần chứa hai hoạt chất diallyl sulfide, ajoene rất tốt trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến huyết áp và tim mạch. Bên cạnh đó, tỏi chứa hàm lượng allicin dồi dào, có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn cực mạnh.
Mặc dù rất hữu ích nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng loại gia vị này, đặc biệt là khi kết hợp cùng một số loại thực phẩm khác. Vậy đâu là thực phẩm đại kỵ với tỏi?
Giống như tỏi, hành tây có vị cay nồng và mùi hăng. Nếu chế biến chung, hỗn hợp này sẽ gây nóng trong người, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí còn có thể gây tổn thương dạ dàu nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên nếu trong món ăn đã có hành tây thì bạn tuyệt đối không nên thêm tỏi vào nhé!
Theo Đông y, thịt gà có tính ôn, vị ngọt, vì vậy khi kết hợp với thực phẩm có tính cay, nóng như tỏi sẽ càng khiến món ăn nóng, khó tiêu, gây ra kiết lỵ và tón bón. Do đó, bạn chỉ nên chế biến thịt gà với gừng, sả để để hạn chế tình trạng trên, cũng như tốt cho sức khỏe.
Cũng giống như thịt gà, việc chế biến trứng với tỏi sẽ khiến món ăn có tính nóng, gây ra chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, thậm chí là táo bón. Đặc biệt, nếu chiên trứng cùng trỏi, lỡ tay cháy xém thì món ăn này có thể “đầu độc” cơ thể của bạn.
Trong Đông y, cá trắm là loại thực phẩm có tính ôn, vị ngọt như thịt gà. Do đó, nếu chế biến tỏi cùng với cá trắm sẽ khiến món ăn trở nên khó tiêu, chướng bụng và có thể gây ra hàng loạt vấn đề với tiêu hóa. Tốt nhất bạn nên sử dụng gừng để thay thế tỏi khi ăn chung loại cá này nhé!
Cá diếc có công dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, thanh nhiệt giải độc và rất tốt cho phụ nữ mang bầu. Tuy nhiên, loại thực phẩm này là đại kỷ với tỏi, nếu chế biến chung sẽ gây ra ngộ độc, buồn nôn, co giật hệ tiêu hóa.
Trên thực tế, một số thành phần trong tỏi không hề kỵ tôm, ngược lại còn có thể chế biến cùng tôm. Tuy nhiên nếu tỏi để lâu bị mọc mầm, vì vậy bạn không nên chế biến chúng cùng tôm. Bởi khi đó, hỗn hợp này sẽ gây tiêu chảy, kiết lỵ. Tốt nhất bạn nên tách mầm trước khi chế biến nhé!
Bên cạnh một số thực phẩm không được chế biến cùng tỏi đã trình bày ở trên, thì bạn cũng nên lưu ý tránh xa một số thực phẩm này, không được sử dụng chung với tỏi trong các món ăn:
Mặc dù có nhiều tác dụng với sức khỏe, nhưng các đối tượng sau đây không nên sử dụng tỏi trong các bữa ăn. Bởi chúng có thể khiến tình trạng sức khỏe của bạn có thể trầm trọng hơn.