Vào mùa hè, nhiều gia đình thường tổ chức đi du lịch để tận hưởng trọn vẹn khoảng thời gian bên nhau. Tuy nhiên, việc thay đổi môi trường và thời tiết này tiềm ẩn không ít mối nguy hiểm, đặc biệt là nguy cơ dễ mắc một số bệnh ở trẻ.
Trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch yếu nên khi đi du lịch sẽ tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng, viêm phổi, tiểu phế quản, viêm phế quản,… Tình trạng này có thể nhẹ và tự khỏi sau vài ngày nhưng trẻ sẽ mệt mỏi bởi các triệu chứng sốt, nghẹt mũi, ho, đau mỏi người hay khó thở do đàm,…
Nhằm hạn chế các bệnh về đường hô hấp, phụ huynh cần tìm hiểu thời tiết ở địa điểm sắp đến để chuẩn bị kỹ lưỡng trang phục cho trẻ. Bé mặc trang phục đủ ấm, vừa thoáng và tránh thấm ngược lại mồ hôi. Vào ban đêm khi đi ngủ không nên để điều hòa có nhiệt độ quá thấp hoặc quạt số to. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chuẩn bị nhiệt kế, phòng ngừa thuốc hạ sốt.
Trẻ có thể sẽ bị lây nhiễm những bệnh này khi tập trung vào những chỗ đông người và đến địa phương đang có dịch. Khi đi du lịch các địa điểm này, gia đình cần đeo khẩu trang, khử khuẩn và tránh nơi có không khí kém lưu thông.
Để phòng ngừa sốt xuất huyết, các bậc cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo dài tay nhằm phòng tránh muỗi đốt mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, bé có thể sử dụng một số dung dịch đuổi muỗi bằng dạng xịt hoặc bôi. Khi ngủ, cần mắc màn để hạn chế tối đa bị muỗi đốt.
Hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện, nhất là trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Các bé thường rất dễ bị tiêu chảy khi thay đổi thực phẩm và môi trường. Bệnh này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như sử dụng thực phẩm chế biến mất vệ sinh, nhiễm khuẩn hay tiêu thụ nhiều chất béo không được hấp thu,… Từ đó, gây rối loạn điện giải, mất nước khiến trẻ bị kiệt sức, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Để phòng ngừa, cha mẹ nên chọn những thực phẩm được nấu chín kỹ nhằm đảm bảo vệ sinh. Đồng thời, ưu tiên thực phẩm đúng mùa, có độ tươi ngon. Bé không nên ăn thực phẩm trái mùa vì chúng thường được bảo quản lâu ngày, hao hụt chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, phụ huynh không nên cho bé ăn thức ăn nguội được bày bán bên lề đường, khó kiểm soát khâu an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước khi ăn trẻ cần rửa sạch tay. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể đem theo một số loại bánh dinh dưỡng hay thức ăn khô để bé không bị đói khi vui chơi, di chuyển xa.
Đối với bé còn bú sữa, mẹ cần chuẩn bị lượng sữa cần thiết và không nên thay đổi loại sữa mới bởi nguy cơ trẻ khó dung nạp, rối loạn tiêu hóa.
Phụ huynh cần chú ý phát hiện sớm các triệu chứng như: Trẻ đi tiêu trên 3 lần/ ngày, mệt lả, mệt trũng, tiểu ít, niêm mạc miệng khô, khóc không ra nước mắt,…Đây là những dấu hiệu cảnh báo bé bị mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy. Tình trạng này thường sẽ đi kèm với phân có máu, nôn liên tục, sốt trên 38.5 độ C,… Nếu như bé có biểu hiện này, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Bên cạnh tiêu chảy, trẻ cũng có nguy cơ bị dị ứng. Vì vậy, phụ huynh không nên cho bé ăn những thực phẩm lạ. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tiêm ngừa các bệnh lý nguy hiểm khác bằng vắc xin để có thể bảo vệ trẻ trong suốt mùa nắng nóng này.