Gan đảm nhận nhiều vai trò trong cơ thể con người nhưng nó lại rất dễ bị tổn thương. 5 loại thực phẩm gây hại gan sau đây bạn cần chú ý hạn chế tiêu thụ.
Hơn 90% lượng cồn trong dạ dày được gan chuyển hóa, acetaldehyde cùng các gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa sẽ giết chết tế bào gan và làm tăng tích tụ mỡ, đồng thời gây tổn hại chức năng của cơ quan này.
Vì vậy uống rượu thực sự làm tổn thương gan nghiêm trọng.
Nếu đôi khi phải uống rượu, hãy tiêu thụ chúng ở mức vừa đủ. Chẳng hạn như: bia 4% được khống chế ở mức 375ml (1 lon nhỏ) hoặc rượu vang 10% khoảng 150ml, (1/3 ly rượu vang tiêu chuẩn 430ml).
Ngoài ra, trước và trong khi uống, bạn cần ăn chút gì đó và uống từ từ từng ngụm nhỏ, không nên tiêu thụ chung với đồ uống có gas, điều này sẽ làm chậm quá trình hấp thụ cồn gây hại cho gan.
Nước ép được chiết xuất bằng cách ép trái cây hoặc đường, chúng có thể chuyển hóa thành chất béo trong gan.
Lượng đường nạp vào cơ thể sẽ khiến mỡ tổng hợp ra gan quá muộn, rất dễ tích tụ trong các tế bào và làm tăng nguy cơ bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Non-alcoholic fatty liver disease – NAFLD).
Vì vậy, để bảo vệ gan, cố gắng không uống nướp ép quá thường xuyên. Thay vào đó, ăn trực tiếp trái cây sẽ tốt hơn và không dễ nạp quá nhiều đường vào cơ thể.
Tất nhiên, lượng trái cây cũng cần được kiểm soát, 200 – 350g mỗi ngày là đủ. Ví dụ: 1 quả kiwi 100g, táo cỡ trung bình 200g và không nên ăn quá nhiều.
Bạn cần hạn chế ăn các món chiên xào, nướng, rán,… vì khi nấu ở nhiệt độ cao, cấu trúc của dầu sẽ bị biến đổi và hình thành axit béo chuyển hóa. Ngoài ra, ăn ít đồ nhẹ có chứa bơ thực vật, kem thực vật, kem không sữa,…
Đậu phộng, ngô trong các loại hạt và ngũ cốc có khả năng nhiễm aflatoxin cao nhất. Hoạt chất này độc tính mạnh với gan, gây ức chế quá trình tổng hợp DNA, RNA, protein sẽ trực tiếp giết chết tế bào gan và làm tăng nguy cơ ung thư.
Vì vậy, nếu các loại hạt và ngũ cốc đã bị mốc, hãy vứt chúng đi nhé.
Nên hạn chế ăn các loại carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng vì chúng làm tăng nhanh đường huyết. Gan có chức năng điều hòa đường huyết, khi chỉ số thấp sẽ chuyển hóa thành glycogen và các chất không đường.
Ví dụ: Khi lượng đường trong máu cao nó có thể chuyển hóa đường thành glycogen và chất béo để hạ đường huyết. Nếu chúng tăng vọt, gan sẽ bị ảnh hưởng, kiệt sức rất dễ sinh ra bệnh.
Vì vậy, để giảm bớt gánh nặng cho gan, tốt nhất bạn nên phối hợp các loại thực phẩm một cách đa dạng. Ngoài ra, ăn đủ ba bữa với định lượng vừa đủ để kiểm soát lượng đường trong máu thuận lợi hơn và cần bổ sung nhiều rau xanh không chứa tinh bột, đạm chất lượng cao.